Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Xác định nhiệm vụ tại chỗ của mỗi địa phương hiện nay như thế nào?
Ngày cập nhật 02/08/2021

GS,TS Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh vừa có bài viết đưa ra một số giải pháp mới khi tình hình dịch ở Việt Nam đã thay đổi gửi tới Báo Quân đội nhân dân (QĐND). Lần này, đồng chí tiếp tục gửi tới Báo QĐND một số nhận xét, kiến nghị và giải pháp cần xác định nhiệm vụ tại chỗ của mỗi địa phương trong phòng chống Covid-19 hiện nay ở Việt Nam.

I. Tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam

Có thể nói làn sóng lây nhiễm thứ 4 ở Việt Nam đã qua 3 giai đoạn: Từ ngày 27-4-2021 đến 1-7-2021 dịch xuất hiện và lây lan chậm; từ 1-7-2021 đến 14-7-2021 dịch lây lan nhanh, còn từ 14-7-2021 đến nay, dịch bùng phát(Hình 1, 2, 3 và Bảng 1).

Xác định nhiệm vụ tại chỗ của mỗi địa phương hiện nay như thế nào?

Hình 1: Xu hướng diễn biến số ca nhiễm mới trong ngày của Việt Nam trong làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 4. 

Số ca nhiễm mới một ngày tăng từ 87 ngày 13-5-2021 lên 8.000 ngày 24-7-2021, gấp 92 lần so với ngày 13-5-2021 và dự báo ngày 4-8-2021 sẽ gấp 100 lần (Hình 1). Tổng số ca nhiễm tăng từ 3.658 ngày 13-5-2021 lên 125.795 ngày 28-7-2021, gấp 34 lần ngày 13-5-2021 (Hình 2), lớn hơn tổng số ca nhiễm của Trung Quốc hiện nay (92.762). Số người đang điều trị tại các bệnh viện ngày 13-5-2021 là 984, đến ngày 28-7-2021 là 91.564 người, gấp hơn 93 lần ngày 13-5-2021 (Hình 2). Số người đang điều trị/1 triệu dân tăng từ 10, ngày 13-5-2021 lên 938 ngày 28-7-2021 (Hình 3) và ngày 30-7-2021 đã đạt 1.044 người. Số người chết tăng từ 36, ngày 13-5-2021, lên 1.111 ngày 28-7-2021 (Bảng 1).

Ngày 17-2-2021, làn sóng lây nhiễm thứ 3 đạt đỉnh, với 710 người đang điều trị; tại làn sóng thứ 4, ngày 28-7-2021 tuy chưa đạt đỉnh, song người đang điều trị đã là 91.564 người (hình 2), gấp hơn 128 lần đỉnh làn sóng thứ 3.

Theo kinh nghiệm từ các nước có dịch Covid-19 trên thế giới, khi dịch đạt mức số người đang điều trị/1 triệu dân lớn hơn 300 (gấp 30 lần ngưỡng có dịch) thì việc chống lây nhiễm sẽ rất khó khăn, kéo dài (trong điều kiện chưa có vaccine phòng Covid-19). Hiện nay (ngày 30-7-2021), số người đang điều trị/1 triệu dân ở Việt Nam đã vượt 1.000 người.

Xác định nhiệm vụ tại chỗ của mỗi địa phương hiện nay như thế nào?

Hình 2: Làn sóng lây nhiễm thứ 4: Tổng số ca nhiễm và số người đang điều trị (Nguồn: Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh) 

Xác định nhiệm vụ tại chỗ của mỗi địa phương hiện nay như thế nào?

Hình 3: Làn sóng lây nhiễm thứ 4 ở Việt Nam bắt đầu với 3 giai đoạn. 

 

Xác định nhiệm vụ tại chỗ của mỗi địa phương hiện nay như thế nào?
 

II. Tình hình dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trước tháng 5-2021, TP Hồ Chí Minh đã trải qua 4 làn sóng lây nhiễm, song không có dịch, số người điều trị trên 1 triệu dân không quá 6 người trong thời gian từ tháng 1-2020 đến tháng 4-2021. Từ ngày 29-5-2021, TP Hồ Chí Minh bước vào làn sóng thứ 5, trở thành địa phương có dịch (Hình 4). Số người điều trị/1 triệu dân tăng rất nhanh từ ngày 26-6-2021 (316 người), đến ngày 28-7-2021 đã là 6.172 người, gấp 6,5 lần bình quân cả nước (938 người) (Hình 4, Bảng 2). Số ca mới phát sinh ngày 29-5-2021 là 39 người, đến ngày 28-7-2021 đã là 6.318 người, tăng gấp gần 162 lần (Bảng 2). Điều này gây áp lực hết sức lớn cho hệ thống y tế của TP Hồ Chí Minh. Từ tháng 1-2020 đến tháng 5-2021, không có người chết vì Covid-19 ở TP Hồ Chí Minh. Tháng 6-2021 có 11 người, tháng 7-2021 có hơn 1.500 người chết vì Covid-19.

Xác định nhiệm vụ tại chỗ của mỗi địa phương hiện nay như thế nào?

Hình 4: Làn sóng lây nhiễm thứ 5 ở TP Hồ Chí Minh bắt đầu với 3 giai đoạn. 

Dự báo sơ bộ, đến ngày 4-8-2021, TP Hồ Chí Minh có thể có hơn 100.000 người nhiễm, nhiều hơn của Trung Quốc hiện nay (hơn 92.000 người nhiễm), (Bảng 2).

Xác định nhiệm vụ tại chỗ của mỗi địa phương hiện nay như thế nào?
 

III. Nhận xét và kiến nghị:

* Nhận xét 1 và kiến nghị: Làn sóng lây nhiễm thứ 4 ở Việt Nam, bắt đầu vào ngày 27-4-2021 và đã trở thành dịch Covid-19 vào ngày 13-5-2021 khi tỉ lệ số người đang được điều trị/1 triệu dân vượt quá 10 người (Hình 3), với tổng số người đang được điều trị là 984 người (Hình 2). Dịch đến nay đã trải qua 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn dịch lây lan chậm: Số người đang được điều trị/1 triệu dân tăng từ trên 10 người lên 100 người, kéo dài trong 49 ngày từ 13-5-2021 đến 1-7-2021 (Hình 2 và 3). Số người đang được điều trị tăng thêm khoảng 9.000 người (Hình 2), bình quân là 183 người/1 ngày, số người đang được điều trị/1 triệu dân tăng thêm khoảng 90 người (Hình 3), bình quân là 1,8 người/ngày trên 1 triệu dân. Số tỉnh, thành phố có dịch tăng từ 11, ngày 13-5-2021 lên 28 (chiếm 44% số tỉnh, thành phố cả nước). Mức độ gia tăng này, xét theo năng lực hệ thống y tế cả nước là chịu đựng được, chưa gây quá tải, song hệ thống y tế ở một số địa phương có dịch nặng (Bắc Giang, Bắc Ninh) quá tải, phải có sự chi viện bổ sung (20.000 bác sĩ và nhân viên y tế) của Trung ương và một số địa phương.

2. Giai đoạn dịch lây lan nhanh: Số người đang được điều trị/1 triệu dân tăng từ hơn 100 lên 300 người, chỉ kéo dài trong 13 ngày từ 1-7-2021 đến 14-7-2021 (Hình 3 và 2). Số người đang điều trị tăng thêm khoảng 20.000 người (hình 2), bình quân 1.538 người/ngày. Số người đang điều trị/1 triệu dân tăng khoảng 200 người (Hình 3), bình quân khoảng 15 người/ngày trên 1 triệu dân. Số tỉnh, thành phố có dịch tăng từ 28, ngày 1-7-2021 lên 41 (chiếm 65% số tỉnh, thành cả nước), ngày 14-7-.2021.

Về tổng thể, mức độ gia tăng người nhiễm, số người phải điều trị và số địa phương có dịch chưa gây quá tải cho hệ thống y tế cả nước, song ở nơi có dịch nặng như TP Hồ Chí Minh, hệ thống y tế quá tải nặng. Số người phải điều trị ngày 14-7-2021 là hơn 18.000 người, gấp 9 lần số giường bệnh truyền nhiễm sẵn sàng cho điều trị trước khi có dịch. Số F1, F2 phải truy vết và cách ly xấp xỉ 1 triệu người.

3. Giai đoạn dịch bùng phát: Số người đang điều trị/1 triệu dân lớn hơn 300 và gia tăng mạnh mẽ. Theo kinh nghiệm phòng, chống dịch Covid-19 của thế giới năm 2020 và đầu 2021, các nước nào có số người đang được điều trị/1 triệu dân vượt qua ngưỡng 300 người, thì sau đó sẽ chứng kiến dịch bùng phát, kéo dài, gặp rất nhiều khó khăn để kéo giảm lây nhiễm, đưa tỉ lệ người đang điều trị/1 triệu dân về mức không có dịch (dưới 10 người/1 triệu dân).

Kinh nghiệm này cũng đúng với thực tiễn Việt Nam ở làn sóng lây nhiễm thứ 4. Chỉ sau 13 ngày, từ 14-7-2021 đến 27-7-2021, số người phải điều trị đã tăng thêm khoảng 60.000, trong khi 13 ngày trước đó chỉ tăng thêm 20.000 (Hình 2), số người đang điều trị/1 triệu dân tăng thêm 600 người, trong khi 13 ngày trước đó chỉ tăng thêm 200 người (Hình 3). Số tỉnh, thành phố có dịch tăng từ 41 lên 50, chiếm khoảng 80% số tỉnh, thành phố cả nước. Với cả nước có 91.564 người đang điều trị, ngày 28-7-2021, gấp 93 lần so với ngày xuất hiện dịch (984 người, ngày 13-5-2021) thì hệ thống y tế ở nhiều địa phương đã quá tải.

Số người phải điều trị ở TP Hồ Chí Minh hiện nay là 59.181 người, gấp hơn 11 lần ở Bắc Giang và Bắc Ninh lúc cao điểm (5.052 người), đã có gần 10.000 bác sĩ và nhân viên y tế ở các địa phương và Trung ương đến hỗ trợ thành phố, song chỉ bằng 1/2 số lực lượng đã phải hỗ trợ cho Bắc Giang và Bắc Ninh (20.000 người), vì 50 tỉnh, thành phố cả nước đều đang phải chống dịch.

Xác định nhiệm vụ tại chỗ của mỗi địa phương hiện nay như thế nào?
 Chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại khu vực phường 3, Quận 3. Ảnh minh họa: TTXVN 

Kiến nghị 1: Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn của Việt Nam, chúng ta cần phân loại 50 tỉnh, thành phố có dịch thành 3 nhóm, tương ứng 3 giai đoạn nói trên của dịch, để xác định “Nhiệm vụ tại chỗ” của công tác chống dịch một cách cụ thể, phù hợp, làm rõ mục tiêu công tác chống dịch của từng địa phương (Bảng 3).

* Nhận xét 2 và kiến nghị:

+ Trong 50 tỉnh, thành phố đang có dịch hiện nay (ngày 28-7-2021), có 22 địa phương có số người đang được điều trị/1 triệu dân (ĐĐT/1TD) từ 10 đến dưới 100, tức là ở giai đoạn “dịch lây lan chậm”. Đối với cả nước vừa qua, việc số người ĐĐT/1TD tăng từ 10 lên 100 đã kéo dài 49 ngày, (Hình 3 và 2). Còn tại TP Hồ Chí Minh chỉ có 17 ngày, từ 29-5-2021 đến 15-6-2021 (Hình 4). Đây chính là thời cơ vàng để các địa phương áp dụng các biện pháp đồng bộ, hiệu quả (5K, cách ly xã hội ở các điểm dịch, ổ dịch) để kéo giảm lây nhiễm, làm cho số người ĐĐT/1TD không tăng quá 100, mà phải giảm dần, tiến tới dưới 10, tức là hết dịch. Đây chính là “nhiệm vụ tại chỗ” của 22 tỉnh, thành phố hiện nay.

Đầu làn sóng lây nhiễm thứ 4 ở Hà Nội, dịch xuất hiện ngày 7-5-2021 với 91 người ĐĐT (dân số của Hà Nội là 8,2 triệu người), ứng với 11 người ĐĐT/1TD. Bằng các biện pháp chống dịch quyết liệt, ngày 3-6-2021 dịch đã đạt đỉnh với 344 người ĐĐT, ứng với 42 người ĐĐT/1TD, sau đó số người ĐĐT giảm dần. Như vậy Hà Nội đã thành công trong việc giảm lây nhiễm, làm cho số người ĐĐT/1TD không tăng từ 11 lên 100, không bước vào giai đoạn “dịch lây lan nhanh”.

Tuy nhiên các biện pháp chống dịch của Hà Nội sau 3-6-2021 trong thực tế có phần nới lỏng nhanh quá, trong khi dịch ở TP Hồ Chí Minh đang bùng phát. Do đó sau ngày 5-7-2021, khi số người ĐĐT ở Hà Nội đã giảm chỉ còn 212 người, thì lây nhiễm lại gia tăng. Ngày 28-7-2021 đã có 712 người ĐĐT, tương ứng với 95,6 người ĐĐT/1TD (Bảng 3), gần đạt mức 100 người ĐĐT/1TD.

Như vậy “nhiệm vụ tại chỗ” bây giờ của Hà Nội là phải giảm lây nhiễm bằng tất cả các biện pháp cần thiết để số người ĐĐT/1TD không vượt quá 100, hoặc nếu quá một chút thì phải giảm dần để về mức dưới 10. Ngoài Hà Nội thì Đắk Lắk và Bình Định là 2 tỉnh có nguy cơ sắp vượt mốc 100 người ĐĐT/1TD (Bảng 3), cần phải có các giải pháp rất quyết liệt, khẩn trương. Hải Phòng là địa phương thứ 22 có dịch trong nhóm có số người ĐĐT/1TD dưới 100 (Bảng 3). Với số người ĐĐT/1TD chỉ có 10,2, Hải Phòng là thành phố dễ thoát dịch nhất, trở về trạng thái bình thường mới, với số người ĐĐT/1TD dưới 10.

Xác định nhiệm vụ tại chỗ của mỗi địa phương hiện nay như thế nào?
Bảng 3: 50 tỉnh, thành phố ở Việt Nam đang có dịch với số người đang điều trị /1 triệu dân (ĐĐT/1 triệu dân) dưới 100 người, dưới 300 người và trên 300 người (ngày 28-7-2021) 

+ Trong 50 tỉnh, thành phố đang có dịch, có 11 tỉnh có số người ĐĐT/1TD lớn hơn 100 và dưới 300 (Bảng 3). Đây là các địa phương đã qua giai đoạn “dịch lây lan chậm” mà bước vào giai đoạn “dịch lây lan nhanh” (Hình 3 và 2). Với cả nước vừa qua, chỉ mất 13 ngày (1-7-2021 đến 14-7-2021) số người ĐĐT/1TD đã tăng từ 100 lên 300, cả nước sau đó bước vào giai đoạn “dịch bùng phát” (Hình 2, 3).

(còn nữa)

GS, TS NGUYỄN THIỆN NHÂN - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh

theo https://www.qdnd.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.179.473
Truy cập hiện tại 8.826