Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Chuyển đổi số để doanh nghiệp, người dân hưởng lợi
Ngày cập nhật 28/04/2022

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chuyển đổi số phải không hình thức, cần hiệu quả, có sản phẩm để doanh nghiệp, người dân được hưởng lợi

Ngày 27-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (ủy ban), đã chủ trì phiên họp lần thứ 2 của ủy ban để đánh giá kết quả thực hiện vào quý I/2022 và xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung triển khai trong thời gian tới.

Doanh thu kinh tế số quý I đạt 53 tỉ USD

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Huy Dũng (cơ quan thường trực của ủy ban) cho biết đóng góp của kinh tế số cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng. Theo ước tính của Bộ TT-TT, doanh thu kinh tế số quý I/2022 đạt khoảng 53 tỉ USD. Trong đó kinh tế số nền tảng có tốc độ tăng trưởng 28%, đạt doanh thu 8 tỉ USD, còn lại là kinh tế số ICT và kinh tế số ngành, với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình khoảng 15%.

Chuyển đổi số để doanh nghiệp, người dân hưởng lợi - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số .Ảnh: NHẬT BẮC

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tỉ lệ số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hiện đã đạt 100%. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp chứa thông tin đăng ký doanh nghiệp theo thời gian thực của hơn 1 triệu doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc.

Cổng Dịch vụ công quốc gia hiện đã tích hợp 3.552 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương, góp phần tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, trong cơ cấu nguồn nhân lực, tỉ lệ nhân lực kỹ thuật/tổng lao động của nền kinh tế Việt Nam đạt hơn 1%. Đây là tỉ lệ tương đối thấp so với một số quốc gia như Mỹ (4%), Hàn Quốc (2,5%), Ấn Độ (1,78%). Để nâng tỉ lệ lên 2%, Việt Nam cần đào tạo được tối thiểu 70.000 sinh viên chuyên ngành kỹ thuật mỗi năm, tăng khoảng 40% so với hiện nay.

Không chỉ vấn đề số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cũng là thách thức lớn. Các công nghệ số đang có tốc độ phát triển nhanh nhưng chương trình đào tạo đang chưa theo kịp. Để giải quyết vấn đề, nhiều quốc gia đã xác định phát triển đại học số là giải pháp đột phá giúp bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Đại học số, hiểu một cách đơn giản là chuyển đổi số giáo dục, đưa toàn bộ hoạt động của trường đại học, giảng viên và sinh viên lên môi trường số.

Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, chuyển đổi số đã tạo ra tài nguyên mới là dữ liệu, trở thành nguồn lực cho kinh tế số phát triển, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước. Song, muốn chuyển đổi số cần nhanh chóng phát triển hạ tầng băng thông rộng, các nền tảng số quốc gia và địa phương do người Việt Nam làm chủ… trên cơ sở huy động tổng lực cả hệ thống chính trị.

Đẩy mạnh thanh toán học phí, viện phí không tiền mặt

 

Theo Thế Dũng (Báo Người Lao động)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.162.292
Truy cập hiện tại 3.523