Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Hội nghị đầu bờ mô hình 3 giảm 3 tăng và IPM trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2017
Ngày cập nhật 29/08/2017

Ngày 28 tháng 8 năm 2017, tại thôn Thuận Lộc, xã Hương Giang, Trạm bảo vệ thực vật huyện Nam Đông tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình 3 giảm 3 tăng và IPM trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2017. Tham dự hội có ông Phạm Văn Tần, Phó Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh, ông Phan Trần Duy Phương, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện, đại diện Trạm khuyến nông huyện.

Để giúp cho nông dân nâng cao thêm kiến thức sản xuất lúa nước, biết được một số loài sâu bệnh hại, sinh vật có ích (thiên địch) trên đồng ruộng và biện pháp quản lý, hiểu biết thêm về thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả; giảm chi phí, tăng lợi nhuận từ sản xuất lúa nước, hạn chế ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến nông sản, môi trường và sức khỏe con người, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức tập huấn cho 30 hộ nông dân, trong đó chọn 26 hộ thực hiện mô hình trên diện tích 4,2 ha. Hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật ngâm ủ giống, gieo sạ; kỹ thuật chăm sóc, bón phân và sử dụng thuốc trừ cỏ đầu vụ; biện pháp phòng trừ chuột và ốc bươu vàng; quy trình 3 giảm 3 tăng trong sản xuất lúa và biện pháp trồng cây khỏe, các nguyên lý và khái niệm cơ bản về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

Qua thực nghiệm và mở sổ nhật ký theo dõi mô hình 3 giảm 3 tăng và IPM trong sản xuất lúa vụ hè thu năm 2017 bước đầu cho kết quả khả quan: Tình hình sử dụng giống lúa gieo sạ ruộng mô hình 80 kg/ha và ruộng đối chứng 100 kg/ha. Như vậy so với ruộng đối chứng, ruộng thực hiện mô hình đã giảm được 20kg/ha. Tuy ban đầu trên ruộng mô hình thấy mật độ thưa, song từ giai đoạn đẻ nhánh trở về sau đã thấy giữa 2 ruộng không có sự sai khác lớn về số dảnh, số bông trên đơn vị diện tích.

Ruộng mô hình quy trình bón và lượng phân bón khác với ruộng đối chứng. Ruộng mô hình bón phân đơn (kg/sào): 20kg lân Ninh Bình + 10 kg Ure + 6 kg Kali, ruộng đối chứng bón 25kg NPK (16-16-8) + kết hợp 5kg Kali ở giai đoạn thúc đòng. Cả 2 ruộng lúa đều sinh trưởng phát triển bình thường và cho năng suất tương đương nhau.

Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ruộng mô hình và ruộng đối chứng: Thuốc trừ cỏ: Cả 2 ruộng, mô hình và đối chứng đều phun 01 lần bằng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm. Thuốc trừ sâu: ruộng mô hình phun 1 lần sâu cuốn lá, ruộng đối chứng phun 02 lần để trừ sâu cuốn lá nhỏ. Thuốc trừ bệnh: ruộng mô hình phun 2 lần, ruộng đối chứng phun 04 lần để phòng bệnh lem lép hạt và bệnh khô vằn. Về năng suất: Ruộng mô hình ước đạt 47 tạ/ha tăng so với ruộng đối chứng 1 tạ.

Đánh giá về kết quả thực hiện mô hình, về hiệu quả kinh tế: So với ruộng đối chứng, ruộng thực hiện theo mô hình đã tăng lợi nhuận cho người nông dân trung bình 2.380.000 đồng/ha/vụ, nguyên nhân chủ yếu là do giảm được lượng giống gieo sạ, thuốc bảo vệ thực vật, công phun thuốc. Hiệu quả về xã hội: Mô hình đã giúp nâng cao thêm kiến thức sản xuất lúa cho nông dân, giúp nông dân biết được một số loài sâu bệnh hại, sinh vật có ích trên đồng ruộng và biện pháp quản lý, giúp nông dân hiểu biết thêm về thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả. Hiệu quả về môi trường: Mô hình góp phần hạn chế ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến nông sản, môi trường và sức khỏe con người.

Trần Văn Biên
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.167.398
Truy cập hiện tại 929