Tìm kiếm tin tức
Tiếp tục đào tạo thêm 50 bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn
Ngày cập nhật 15/11/2021

(Chinhphu.vn) – Dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn của Bộ Y tế đã bàn giao 354 bác sĩ chuyên khoa cấp I thuộc 11 chuyên ngành về 82 huyện nghèo thuộc 22 tỉnh miền núi phía bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Dự kiến trong năm nay, dự án tiếp tục đào tạo thêm 100 bác sĩ trẻ tình nguyện.

 

Sau khi hoàn thành thời gian đào tạo, các bác sĩ trẻ sẽ công tác tối thiểu 5 năm tại các huyện nghèo đã cử đi đào tạo. Ảnh: VGP/Hiền Minh

Ngày 12/11, tại Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Lễ khai giảng lớp bác sĩ chuyên khoa cấp 1 đối với 50 bác sĩ trẻ, do Quỹ Thiện Tâm, Tập đoàn Vingroup tài trợ. Đây là hoạt động thuộc Dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)” của Bộ Y tế.

Theo dự án này, các bác sĩ tốt nghiệp chính quy hoặc liên thông loại khá, giỏi đã được tuyển dụng tại huyện nghèo tham gia dự án, sẽ được đào tạo bài bản theo chương trình đặc biệt, 1 thầy kèm 1 trò theo hướng “cầm tay chỉ việc” trong 24 tháng liên tục.

Sau lễ khai giảng, 50 bác sĩ sẽ được đào tạo chuyên khoa cấp I thuộc 10 chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức, Hồi sức cấp cứu, Nội, Ngoại, Nhi, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Sản, Truyền nhiễm và Y học cổ truyền tại trường Đại học Y Hà Nội trong 24 tháng. Sau khi hoàn thành thời gian đào tạo, các bác sĩ trẻ sẽ công tác tối thiểu 5 năm tại các huyện nghèo đã cử đi đào tạo.

Trước đó, dự án giai đoạn 1 (từ nguồn Dự án HPET đã kết thúc vào tháng 12/2020) đã đào tạo và bàn giao 354 bác sĩ về 82 huyện nghèo thuộc 22 tỉnh miền núi phía bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Dự kiến, trong năm nay, Quỹ Thiện Tâm sẽ tài trợ đào tạo 100 bác sĩ cho các tỉnh khó khăn khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, biên giới, hải đảo.

Trong năm nay, dự án đã ban hành mới 11 chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I cho phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn mới, trong đó chú trọng chuyên môn về hồi sức cấp cứu sau đại dịch COVID-19 và xây dựng mới 5 chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp II trước khi tổ chức đào tạo theo thỏa thuận hợp tác đã ký với Ban Quản lý Dự án 585.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, dự án này là bước đột phá của ngành y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ở địa phương còn khó khăn, được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Triển khai tốt dự án này còn tạo điều kiện để các thầy thuốc trẻ có cơ hội cống hiến sức lực và trí tuệ, phát huy tính xung kích, tình nguyện góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Tại Lễ khai giảng, lãnh đạo Quỹ Thiện Tâm, Tập đoàn Vingroup đã trao tặng máy móc, trang thiết bị y tế cho 3 bệnh viện: BVĐK huyện Mường Khương, BVĐK thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai và BVĐK huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) nhằm bảo đảm sau khi tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, các bác sĩ có thể thực hiện ngay các kỹ thuật chuyên môn cao tại bệnh viện. Đây là điểm khác biệt nhằm đồng bộ con người và trang thiết bị cho y tế vùng khó khăn.

Sau khi hoàn thành thời gian đào tạo, các bác sĩ trẻ sẽ công tác tối thiểu 5 năm tại các huyện nghèo đã cử đi đào tạo. Ảnh: VGP/Hiền Minh
Ngày 12/11, tại Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Lễ khai giảng lớp bác sĩ chuyên khoa cấp 1 đối với 50 bác sĩ trẻ, do Quỹ Thiện Tâm, Tập đoàn Vingroup tài trợ. Đây là hoạt động thuộc Dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)” của Bộ Y tế.

Theo dự án này, các bác sĩ tốt nghiệp chính quy hoặc liên thông loại khá, giỏi đã được tuyển dụng tại huyện nghèo tham gia dự án, sẽ được đào tạo bài bản theo chương trình đặc biệt, 1 thầy kèm 1 trò theo hướng “cầm tay chỉ việc” trong 24 tháng liên tục.

Sau lễ khai giảng, 50 bác sĩ sẽ được đào tạo chuyên khoa cấp I thuộc 10 chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức, Hồi sức cấp cứu, Nội, Ngoại, Nhi, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Sản, Truyền nhiễm và Y học cổ truyền tại trường Đại học Y Hà Nội trong 24 tháng. Sau khi hoàn thành thời gian đào tạo, các bác sĩ trẻ sẽ công tác tối thiểu 5 năm tại các huyện nghèo đã cử đi đào tạo.

Trước đó, dự án giai đoạn 1 (từ nguồn Dự án HPET đã kết thúc vào tháng 12/2020) đã đào tạo và bàn giao 354 bác sĩ về 82 huyện nghèo thuộc 22 tỉnh miền núi phía bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Dự kiến, trong năm nay, Quỹ Thiện Tâm sẽ tài trợ đào tạo 100 bác sĩ cho các tỉnh khó khăn khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, biên giới, hải đảo.

Trong năm nay, dự án đã ban hành mới 11 chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I cho phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn mới, trong đó chú trọng chuyên môn về hồi sức cấp cứu sau đại dịch COVID-19 và xây dựng mới 5 chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp II trước khi tổ chức đào tạo theo thỏa thuận hợp tác đã ký với Ban Quản lý Dự án 585.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, dự án này là bước đột phá của ngành y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ở địa phương còn khó khăn, được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Triển khai tốt dự án này còn tạo điều kiện để các thầy thuốc trẻ có cơ hội cống hiến sức lực và trí tuệ, phát huy tính xung kích, tình nguyện góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Tại Lễ khai giảng, lãnh đạo Quỹ Thiện Tâm, Tập đoàn Vingroup đã trao tặng máy móc, trang thiết bị y tế cho 3 bệnh viện: BVĐK huyện Mường Khương, BVĐK thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai và BVĐK huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) nhằm bảo đảm sau khi tốt nghiệp chuyên khoa cấp I, các bác sĩ có thể thực hiện ngay các kỹ thuật chuyên môn cao tại bệnh viện. Đây là điểm khác biệt nhằm đồng bộ con người và trang thiết bị cho y tế vùng khó khăn.

Theo Hiền Minh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.165.167
Truy cập hiện tại 5.280