Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Công nghệ thông tin là hướng đột phá, tạo bước phát triển mạnh mẽ cho Huế
Ngày cập nhật 08/06/2020

Đó là nội dung định hướng cơ bản trong chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chủ trì, phát biểu tại Hội nghị “Gặp mặt học sinh các trường THPT về định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin” (CNTN) vào ngày 6/6 tại Hội trường Đại học Huế.

Lãnh đạo tỉnh trao đổi với học sinh trong buổi gặp mặt về đinh hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Đây là lần đầu tiên chính quyền địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các trường đại học trên địa bàn đã gặp gỡ hơn 500 học sinh lớp khối 11 và 12 thuộc các trường THPT trong tỉnh có nhu cầu, đam mê thi vào các trường đại học có đào tạo lĩnh vực IT. Những thông tin các em tiếp thu được sẽ lan tỏa.

Hội nghị nhằm chuyển tải thông tin đến giáo viên và học sinh các trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh về định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực CNTT; đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo tỉnh, các Sở, ban ngành với giáo viên, học sinh các trường THPT nhằm giải đáp các vướng mắc, định hướng về cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT. Các đơn vị doanh nghiệp, trường học cũng đã chia sẻ cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT.

Tại buổi đối thoại trực tiếp, nhiều học sinh bày tỏ mong muốn: Tỷ lệ sinh viên học CNTT có việc làm sau khi ra trường như thế nào? UBND tỉnh có chính sách gì để thu hút các nhà đầu tư vào Huế và đảm bảo đầu ra cho sinh viên?... Thực hành và lý thuyết trong trường học còn hạn chế, vậy có các biện nào để học sinh có thể ưng dụng CNTT sau khi tốt nghiệp đại hoc? Tỷ lệ học sinh học qua phần lan là bao nhiêu % và có đảm bảo trở về Huế để thành lực lượng nòng cốt? Khi chọn trường đại học CNTT ở Huế, nhiều học sinh băn khoăn khi ra trường xin việc sẽ khó khăn hoặc chế độ đãi ngộ bằng các tỉnh khác.

Lãnh đạo tỉnh khẳng định công nghệ thông tin là bước đột phá, tỉnh Thừa Thiên Huế đang thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin một cách mạnh mẽ, đưa công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương. Vì vậy, nhu cầu hình thành đội ngũ lao động công nghệ thông tin là cấp bách, đặc biệt là trong bối cảnh tỉnh đang nỗ lực phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, theo thống kê của ngành giáo dục tỉnh tỷ lệ học sinh thi vào ngành công nghệ thông tin năm 2019 chỉ từ 6,5 - 6,7%.

Học sinh mong muốn biết thêm về hướng phát triển công nghệ thông tin tại Huế 

Để phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội thì Nhà trường phải đổi mới phương pháp dạy và học để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp; phải nâng cao chất lượng đầu vào, đảm bảo khi ra trường có việc làm ổn định.

Bản thân các em phải nỗ lực để có vốn kiến thức, kỹ năng và chuyên môn nghề nghiệp. Đặc biệt, trong kỷ nguyên số hiện nay, mỗi học sinh phải nắm chắc và thành thạo 3 ngôn ngữ đó là tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh và ngôn ngữ công nghệ thông tin để giao tiếp với máy móc. để hòa nhập với thê giới.

Về phía chính quyền địa phương, tỉnh đã làm việc với các trường đại học trên địa bàn tỉnh để có những học bổng, hỗ trợ nhất định đối với các sinh viên trong ngành công nghệ thông tin có hoàn canh khó khăn; tỉnh cũng ưu tiên, tạo cơ hội để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp liên quan công nghệ thông tin.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh: Trong thời gian đến, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Huế và di sản cố đô Huế, trong đó CNTT là đột phá, tạo ra bước phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu, định hướng là rất rõ, điều kiện hình thành một nền CNTT là hiện hữu, vấn đề đặt ra là đội ngũ, con người, nhiệm vụ này đã được tỉnh công bố xây dựng đề án phát triển nguồn lực CNTT. Đây là kế hoach lớn, góp phần đưa Thừa Thiên Huế và các tỉnh khác có tên trên bản đồ về IT trong khu vực CNTT.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin với mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh đến năm 2025. Theo đó, đến hết năm 2020 sẽ đào tạo và huy động hơn 2.000 nhân lực công nghệ thông tin làm việc tại Thừa Thiên Huế; đến năm 2025 đạt 10.000 nhân lực công nghệ thông tin phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Thu hút, kêu gọi được 15 doanh nghiệp trong nước và 03 doanh nghiệp nước ngoài cùng tham gia hợp tác, đầu tư tại tỉnh trong năm 2020... Thúc đẩy triển khai xây dựng Khu Trung tâm công nghệ thông tin tỉnh, là nơi ươm tạo, phát triển doanh nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Theo Báo Thừa Thiên Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.207.073
Truy cập hiện tại 3.607